Bài đăng nổi bật

Cây tổ quạ

Cây ổ rồng là cây gì? Nguồn gốc, đặc điểm và công dụng chữa bệnh

Cây ổ rồng (Platycerium Grande) còn có tên khác nữa là lan tai tượng. Giống cây này thuộc chi loài dương xỉ, họ ráng, dạng sống phụ sinh. Chúng chủ yếu được ứng dụng để làm cảnh, mang ý nghĩa phong thủy.

Đặc biệt, cây còn có khả năng chữa trị tiêu phù, giúp xương liền và giảm tình trạng ngứa ngáy. Bởi vậy, dân gian sử dụng cây như một loại thuốc chữa ghẻ, mẩn ngứa, hạn chế tình trạng phù thũng và gãy xương. Ngoài tên gọi khác là lan tai tượng, một số nơi còn gọi là quyết dẹt hay lan ổ rồng hoặc ổ phượng, lan bắp cải. Trong dược, cây gắn liền với tên gọi Herba Platycerii.

Phân bố sinh thái cây ổ rồng

Ổ rồng thích hợp sống ở nơi có khí hậu nhiệt đới như Đông Nam Á và Nam Á. Một số nước cũng là nơi phát triển lý tưởng của ổ rồng là Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia.

Ở Việt Nam, chúng ta có thể nhìn thấy loài cây này phổ biến ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam. Điển hình như các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Quảng Ngãi, Bình Phước, Đồng Nai hay Tây Ninh.


Cây ổ Rồng có đặc tính sống bám ở những thây cây gỗ phân bố trong rừng. Nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng trong khoảng 24 đến 27 độ. Điều này lý giải vì sao cây không xuất hiện ở miền Bắc vì mùa đông lạnh và kéo dài. Vì thuộc loài dương xỉ phụ sinh nên phần lá có hình dạng tương tự Bổ cốt toái về sinh sản và chức năng dinh dưỡng. Ổ rồng chủ yếu được dùng làm cây cảnh. Tất cả bộ phận của cây đều có thể sử dụng được. Mọi người thu hái quanh năm. Toàn cây được dùng tươi trực tiếp hoặc phơi khô.




Ý nghĩa cây ổ rồng trong phong thủy

Mang hình dáng tựa như tổ chim vì lẽ đó cây mang ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt với mỗi gia đình. Chúng thể hiện sự đoàn kết, gắn bó keo sơn của các thành viên trong gia đình. Bởi mỗi chiếc lá đại diện cho một người.

Khi chiếc lá vươn lên phát triển mạnh mẽ tức là cuộc sống, sự nghiệp của gia chủ thịnh vượng và sung túc. Vì vậy, cây ổ rồng phong thủy biểu tượng cho sự may mắn. Sự hiện diện của cây trong nhà khi để đúng vị trí hợp mệnh gia chủ sẽ mang lại tài lộc, bình yên.


Trong huyền thoại, cây được xem là biểu tượng của chim Phượng. Loài chim tái sinh bởi lửa. Điều này lý giải vì sao ổ rồng lại hợp mệnh hỏa và mệnh thủy. Do đó, người thuộc hai mệnh này luôn thành công trong tất cả các lĩnh vực: kinh doanh, học hành, thi cử. Về hôn nhân luôn hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, gia đình thuận hòa, an nhiên.

Đặc điểm cây ổ rồng

Thuộc loại sống phụ sinh nên cây ổ rồng có đặc tính luôn sống bám trên các cành lớn, điển hình thân gỗ khác. Thân rễ, mọc bò, đặc biệt thân nhẵn nhụi không hề có lông hay vảy.
Lá cây được phân làm 2 loại rõ ràng: Lá sinh sản và lá không sinh sản. Kích thước chiều rộng của lá tầm 40-90cm. Các lá khác thường có cuống nhưng ổ rồng thì không. Chúng mọc ốp vào nhau, rủ xuống đất trông rất đẹp khi treo trên cao.

Xét về lá sinh sản: Loại lá này có chứa bào tử. Phiến lá xẻ sâu có chiều rộng 2 đến 4 cm, dài 1 đến 2cm, thuộc lưỡng phân. Ổ túi bào tử nằm ở vị trí kẽ rẽ đôi phiến lá. Chúng thường có màu vàng nhạt và hình thận. Thông thường chúng luôn phát triển ở phía ngoài. Khi lá già, héo sẽ tự biến thành mùn để tiếp tục nuôi cây. Đây là điểm tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài ổ rồng.

So với loại lá không sinh sản thì chúng mảnh hơn, luôn mọc rủ xuống. Chiều dài của lá có thể vượt 2m. Lá rất dai, mặt lá nhẵn không lông nhưng đường gân tạo theo quãng dài ấn tượng.

1. Giới thiệu về cây ổ rồng

Cây ổ rồng có tên gọi khác là quyết dẹt, lan bắp cải, lan tai tượng và có tên khoa học là Platycerium grande. Cây ổ rồng được biết là loài cây có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, Australia và phân bố chủ yếu ở vùng núi của nơi có khí hậu nhiệt đới. Còn ở Việt Nam, cây ổ rồng tập trung chủ yếu ở vùng núi các tỉnh Bình Phước, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai,...


Cây thường sống bám trên các cây gỗ ở rừng rụng lá, nửa rụng lá và sinh trưởng, phát triển tốt ở những khu vực có nhiệt độ trung bình từ 24 - 27 độ C.

2. Công dụng chữa bệnh của cây ổ rồng

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hương, cây ổ rồng còn có một số công dụng rất tốt cho sức khỏe

Cây ổ rồng thường dùng để chữa gãy xương hay dùng lá ổ rồng đắp lên các vết thương có thể sát khuẩn và cầm máu. Ngoài ra, dùng lá tươi giã nhỏ hay lấy lá phơi khô và đốt thành tro rắc vào mụn ghẻ sẽ giúp mau lành hơn.

Ổ rồng được biết đến là loài cây có lá rất to, có kích thước từ 40 - 90cm màu xanh nhạt, lá hướng lên trên và không có lông. Mép lá chia thùy sâu và điều đặc biệt lá của cây ổ rồng không bao giờ rụng mà chỉ khô rồi phân hủy thành chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Lá sinh sản của ổ rồng thường treo rủ xuống và có thể dài đến 2m. Phần lá dinh dưỡng có chức năng để hứng mùn, còn lá sinh sản mang bào tử chỉ mọc ra trong một khoảng thời gian nhất định.

Còn phần rễ và thân ổ rồng thường mọc và bò đến các cây khô, thường chúng không có vảy và lông. Cây ổ rồng là loài cây thích nghi tốt với môi trường, có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức sống cao.


cây ổ rồng thường mộc và bám trên các thân cây gỗ

Đồng thời, ở Campuchia thì người dân còn dùng lá ổ rồng giã nát để chữa phù ở chân tay hay dùng tro của cây ổ rồng nhỏ xát vào cơ thể có thể chữa bệnh lách sưng to.

3 Các bài thuốc từ cây ổ rồng

Bài thuốc trị ghẻ ngứa ngoài da

Thực hiện: Đầu tiên, bạn rửa sạch và để ráo lá ổ rồng. Tiếp đến giã lá với ½ muỗng muối và đắp lên vùng ghẻ ngứa hoặc bạn có thể đốt lá phơi khô sau đó rắc lên chỗ ghẻ.

Bài thuốc trị phù thũng
Thực hiện: Bạn có thể dùng lá ổ rồng tươi rồi giã nát và đắp lên chân tay để giảm phù.
Bài thuốc giúp xương gãy mau liền
Chuẩn bị: Thân, rễ và lá của cây ổ rồng.
Thực hiện: Đầu tiên, bạn rửa sạch và để ráo lá ổ rồng. Sau đó, bạn dùng vải bó cố định ngay phần xương gãy. Lưu ý bạn nên hạn chế vận động để nhanh hồi phục.

Bài thuốc trị mẩn ngứa quanh người
Thực hiện: Bạn cho hết phần lá đã rửa sạch vào nồi nước đang sôi. Bạn dùng nước nấu với lá ổ rồng tắm hằng ngày sẽ có thể chữa được mẩn ngứa.

4. Mua cây ổ rồng ở đâu và giá bao nhiêu?

Với việc mua cây ổ rồng bạn có thể dễ dàng tìm kiếm ở các nhà vườn hay các chợ bán cây cảnh. Nếu như không có thời gian thì bạn có thể mua ngay ở các trang thương mại điện tử, các trang buôn bán về cây kiểng,...


Cây ổ rồng

Giá của cây ổ rồng sẽ tùy thuộc vào kích thước của cây, dao động từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng tùy theo kích thước và chủng loại.

5 Lưu ý khi sử dụng cây Ổ rồng

Khi dùng để bào chế thuốc thì người dùng cần tránh nhầm lẫn với cây tổ phượng. Liều lượng của việc sử dụng cây Ổ ròng làm dược liệu vẫn chưa được nghiên cứu kĩ nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để sử dụng đạt được hiệu quả.


Nguồn: suckhoedoisong



0 comments:

Đăng nhận xét